094 615 8186
Số 142 Đường Cầu Diễn, P. Minh Khai, Q.Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Cách sử dụng và bảo quản máy taro điện servo dạng cần xoay 360 độ đúng cách

Tay quay taro đã được sử dụng rất nhiều trong các xưởng cơ khí, nhưng tại sao nó đang dần bị thay thế bởi máy taro điện? Liệu chất lượng ren sau gia công có đảm bảo, thời gian gia công có đạt tốc độ yêu cầu?

Cách sử dụng và bảo quản máy taro điện Servo dạng cần xoay 360 độ đúng cách

Cách sử dụng và bảo quản máy taro điện servo dạng cần xoay 360 độ đúng cách

Động cơ servo là một loại động cơ hiện đại, cực kì khỏe, thường được dùng cho các máy CNC cỡ lớn như máy phay CNC, máy xung CNC,... nhưng với điều kiện khoa học kỹ thuật như hiện nay, động cơ servo đã được áp dụng vào cả máy taro điện, giúp cho máy hoạt động khỏe hơn, thời gian taro nhanh hơn, tuổi thọ máy cao hơn.

Cách chọn mua đúng loại máy taro điện

Nhiều người cứ nghĩ rằng mua máy taro M24 (M4-M24) hoặc M36 (M6-M36) rồi lắp bộ chuyển đổi chuck kẹp taro từ GT24 sang GT12 để taro được M3, M4, M5 là tốt, nhưng thực ra không phải, máy được thiết kế để phù hợp với khoảng taro nguyên lí của nó. Chẳng hạn như các mũi taro cỡ nhỏ cần phải có tốc độ taro nhanh mới không bị gãy mũi, mà sử dụng máy M36 để taro mũi M3 thì sẽ khó tránh khỏi gãy mũi taro do tốc độ taro chậm, hệ thống khung cần máy nặng dễ gãy mũi trong điều khiện tốc độ taro 200rpm, trong khi tốc độ taro cho máy M12 (M3-M12) là 1000 vòng/phút.

Máy taro điện M36 cần xoay 1200mm giá cực tốt

Máy taro điện M36 cần xoay 1200mm giá cực tốt

Những lưu ý khi sử dụng máy taro điện để tránh gãy mũi taro

1. Chọn đúng loại mũi taro

Máy taro điện có thể sử dụng mũi taro tiêu chuẩn JIS hoặc mũi taro tiêu chuẩn ISO, việc đầu tiên là phải lựa chọn đúng loại mũi taro cho bộ kẹp tương ứng của máy, Tránh sử dụng các mũi taro vốn được sử dụng để taro tay vì các loại taro này thước có chất lượng không tốt và kích thước chuôi không chuẩn dễ gây hỏng chuck kẹp hoặc rung lắc không đồng tâm mũi taro và dễ gây hiện tượng gãy mũi.

Bảng so sánh kích cỡ mmũi taro JIS và ISO

Bảng so sánh kích cỡ mũi taro JIS và ISO

Lựa chọn mũi taro cần phải xem xét đến vật liệu cần taro là gì, và chọn đúng loại mũi taro phù hợp với loại vật liệu đó, ví dụ như đối với taro nhôm hoặc thép mềm thì chỉ cần mũi taro trắng thông thường cũng có thể sử dụng được, đối với vật liệu thép cứng hơn thì nên sử dụng loại taro đen có độ cứng cao hơn, Đối với inox thì có thể lựa chọn mũi taro phủ vàng (TIN) để gia công đạt hiệu quả cao nhất và tránh gãy mũi taro.

Mũi taro phủ Tin cao cấp của CKV

Mũi taro phủ Tin cao cấp của CKV 

Mũi taro còn có loại taro thẳng và taro xoắn, cần chú ý mũi taro thẳng sẽ cứng cáp hơn mũi taro xoắn khá nhiều nhưng chỉ được sử dụng cho các lỗ gia công đã được khoan thủng vì đặc điểm của loại mũi taro này sẽ đẩy phoi rơi xuống dưới, nếu là lỗ bít thì khi mũi taro chạm gần đến đáy lỗ sẽ bị kẹt và phoi bên dưới gây ra kẹt hoặc gãy mũi taro, Trường hợp khi taro các lỗ bít không được khoan thủng nên ưu tiên sử dụng mũi taro xoắn vì đặc điểm của loại mũi taro này là phoi sẽ được dẫn hướng lên trên nên đảm bảo mũi taro có thể gia công đến đáy lỗ mà không sợ bị mắc phoi và gãy mũi.

2. Chọn tốc độ gia công phù hợp với mũi taro

Lựa chọn tốc độ gia công phù hợp với mũi taro đang sử dụng cũng là một giải pháp quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ gây ra hiện tượng hư hỏng hoặc gãy mũi taro, tốc độ của mũi taro tỷ lệ nghịch với kích thước của mũi taro, nghĩa là mũi taro có kích thước càng lớn thì tốc độ taro lại càng phải chậm lại Và Ngược lại, Ngoài ra tốc độ của mũi taro còn phụ thuộc vào chất lượng mũi taro đang sử dụng, Điều này cần có sự đánh giá thực tế của kỹ thuật viên  trực tiếp sử dụng máy taro điện, tuy nhiên thực tế thì tốc độ gia công an toàn nhất là dưới 100 vòng/ phút cho dù đó là mũi taro cỡ nhỏ.

3. Bật chế độ cảm biến momem xoắn chống gãy mũi taro

Máy taro cần điện được trang bị hệ thống cảm biến lực momen xoắn tối đa có thể chịu được của mỗi một loại mũi taro riêng biệt, và việc kích hoạt hệ thống này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gãy mũi taro trong quá trình gia công, theo đó  khi mũi taro bị quá tải cho phép hoặc có lực bất thường thì hệ thống cảm biến sẽ tự động ngắt chuyển động của động cơ servo và bảo vệ mũi taro không bị gãy .

Mỗi một kích thước mũi taro khác nhau đều sẽ có một thông số chịu tải lực momen xoắn khác nhau và các thông số này đã được nhà sản xuất nghiên cứu rất kỹ và đưa ra một con số cụ thể cho từng loại mũi taro mà người sử dụng không cần thiết phải tính toán hoặc ghi nhớ những thông số này, Người sử dụng chỉ cần chọn loại mũi cần taro thì thông số momen xoắn của mũi taro đó cũng tự động hiển thị tại mục “torque protection value” .

Cách cài đặt chế độ chống gãy mũi taro cho máy taro điện dạng tay cần

Để kích hoạt chức năng cảm biến chống gãy mũi taro lên từ màn hình chính chúng ta chọn mục “ User Parameter” Tiếp theo tại mục “Torque Protection” tại đây chúng ta có 3 lựa chọn cụ thể như sau:

Off: đối với lựa chọn mặc định này thì chế độ cảm biến chống gãy mũi taro đang ở trạng thái tắt điều này có nghĩa là nếu như mũi taro bị kẹt thì động cơ vẫn hoạt động bình thường kể cả khi mũi taro bị gãy hoàn toàn.

On: Ấn một lần vào Off chúng ta sẽ kích hoạt trạng thái thứ 2 của chế độ cảm biến bảo vệ mũi taro, Lúc này hệ thống chuyển đổi từ Off thành On đồng nghĩa với việc chế độ bảo vệ mũi taro đã được kích hoạt thành công, sau khi trở lại màn hình gia công chính tại “Ordinary operation” chúng ta sẽ thấy con số lực momen xoắn tương ứng với mũi taro đã được lựa chọn hiển thị tại mục “torque protection value” lúc này khi mũi taro phải chịu một lực tải lớn hơn con số đang hiển thị tại đây thì động cơ servo sẽ ngay lập tức được ngắt chuyển động để bảo vệ mũi taro, Và người sử dụng chỉ cần nhấn nút quay ngược trở lên để thoát kẹt cho mũi taro.

Sensitive: Ấn một lần nữa vào On chúng ta sẽ kích hoạt trạng thái thứ 3 của chế độ cảm biến chống gãy mũi taro, Ở chế độ ngày ngoài việc ngắt chuyển động của động cơ servo khi mũi taro bị quá tải và kẹt thì khi máy được kích hoạt chế độ Sensitive động cơ của máy sẽ hoạt động ở chế độ nhạy cảm hơn, tức là nếu như có một lực đột ngột tác động lên mũi taro thôi thì động cơ servo cũng sẽ tự động được ngắt mà không cần đạt đến trạng thái quá tải, Ngoài ra chế độ này còn tự động điều chỉnh tốc độ của mũi taro tương ứng với lực cắt thực tế mà mũi taro phải chịu chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào thông số tốc độ đã được cài đặt mặc định trước.

4. Điều chính lực siết li hợp của chuck kẹp mũi taro

Chuck kẹp tháo lắp nhanh của máy taro cần điện không phải là một loại chuck kẹp thông thường giống như các bầu kẹp khoan hay BT kẹp, Chuck kẹp mũi taro của máy taro cần điện được thiết kế riêng cho mỗi cỡ mũi taro riêng biệt, có nghĩa là mỗi một chuck kẹp chỉ có thể lắp vừa một mũi taro duy nhất mà thôi do thiết kế của lỗ chuck kẹp là chính xác tuyệt đối với đường kính chuôi của mũi taro tương ứng được ký hiệu trên chuck kẹp.

Chuck kẹp của máy taro cần điện được thiết kế không chỉ để cố định mũi taro mà còn có chức năng trượt bảo vệ chống gãy mũi taro tuyệt đối bởi cơ cấu ly hợp dạng răng sóng bên trong chuck kẹp, Một đầu của ly hợp gắn với phần vòng ngoài có liên kết với trục dẫn động của động cơ máy taro, Đầu còn lại của ly hợp liên kết với vòng trong của chuck và mũi taro, Khi mũi taro bị kẹt do quá tải hoặc mũi taro bị chạm đáy lỗ trong trường hợp taro lỗ bít mà kỹ thuật viên lập trình chiều sâu taro lớn hơn chiều sâu thực tế của lỗ khoan lúc này hệ thống ly hợp răng sóng sẽ trượt lên nhau và ngắt truyền động từ trục động cơ đến mũi taro, Hiểu đơn giản là khi này động cơ máy vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và quay bình thường nhưng mũi taro được ngắt chuyển động  và đứng yên một chỗ nhờ vào hệ thống ly hợp.

Hướng dẫn điều chỉnh tăng xiết lực chống gãy mũi taro

Lực siết của chuck kẹp cần phải được điều chỉnh trước khi sử dụng thì chức năng trượt chống gãy mũi taro của chuck kẹp mới có tác dụng, vì mỗi một mũi taro sẽ chịu một lực momen xoắn quá tải khác nhau

Để điều chỉnh lực siết của chuck kẹp mũi taro chúng ta cần phải thao tác theo các bước như sau:

  • Đầu tiên chúng ta cần phải tháo vòng chặn ra, vòng chặn được lắp vào để cố định phần ren tăng chỉnh lực kẹp của chuck nên để điều chỉnh được lực siết của chuck chúng ta cần phải tháo vòng chặn này ra mới có thể điều chỉnh được.
  • Tiếp theo là kẹp phần chuôi của chuck kẹp vào eto để chống xoay trong quá trình điều chỉnh lực siết của chuck kẹp.
  • Sử dụng chìa chuyên dụng để tăng giảm lực siết của chuck kẹp mũi taro, đặt 2 chốt khóa vào 2 lỗ định vị trên phần ren tăng chỉnh lực siết của chuck kẹp.
  • Xoay chìa ngược chiều kim đồng hồ để nới lỏng lực siết của chuck kẹp đến khi thấy lỏng hẳn, tay có thể xoay được phần ren tăng chỉnh.
  • Lắp mũi taro lên chuck kẹp, chọn đúng mũi taro trên màn hình cảm ứng, bật chế độ cảm biến lực momen xoắn lên để đảm bảo an toàn, sau đó taro thử khoảng 15mm nếu như chuck kẹp mũi taro không có dấu hiệu trượt chống gãy, mũi taro vẫn taro xuống bình thường thì tiếp tục kẹp vào eto và nới lỏng thêm 1 vòng quay, lắp lại và taro thử tiếp, trường hợp khi taro tiếp mà chuck kẹp mũi taro đã bắt đầu có dấu hiệu ly hợp tách nhau ra và trượt chống gãy khi taro xuống độ sâu trên 15mm tức là lúc này lực siết của chuck kẹp lên cơ cấu ly hợp trượt đã ở mức tương đối hợp lý đối với mũi taro đang sử dụng, ta tiến hàng tháo chuck ra kẹp lại lên eto dùng chìa xoay theo cùng chiều kim đồng hồ khoảng 2 vạch chia trên ren tăng chỉnh để tăng thêm một chút lực siết của ly hợp.

Lắp vòng chặn đã tháo ban đầu vào để cố định phần lực siết vừa mới điều chỉnh phù hợp với mũi taro tương ứng và làm lần lượt với các chuck kẹp còn lại.

Để được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến sản phẩm, báo giá, đơn hàng, vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 094 615 8186 - Ms Huyền

Hotline/Zalo: 092 849 9886 - Ms Cúc

Email: info86.ckv@gmail.com

Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

CKV Việt Nam trên Youtube

Máy taro điện hiện đại

Cách lựa chọn mũi taro

Gá kẹp tháo lắp cơ khí

Xe nâng thủy lực ắc quy CKV-05TL

G

094 615 8186
Nhắn tin!